Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

Thuyết minh về thành phố Quy Nhơn (vẻ đẹp tiêu biểu)

  • Nguyễn Vũ Minh Trang


Thành phố biển Quy Nhơn được nhắc đến một cách đầy tự  hào với những thắng cảnh đẹp và di tích lịch sử. Một trong những nơi được ưa thích nhất khi đến với Quy Nhơn là khu Ghềnh Ráng, nơi có mộ  của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp năm 21 tuổi. Trong thời gian làm việc, ông gặp Mộng Cầm tại Phan Thiết. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người. Ít lâu sau, ông mắc bệnh phong - một căn bệnh nan y thời đó và  mất tại Quy Nhơn năm 28 tuổi. Mộ của ông được xây cất trên đồi Ghềnh Ráng và trở thành nơi viếng thăm thu hút số lượng lớn du khách đén Quy Nhơn sau này.
Ghềnh Ráng, Qui Hòa là  một quần thể kiến trúc tuyệt mỹ của tạo hóa, nằm ở phía nam thành phố Quy Nhơn. Đứng từ  con đường mới mở chạy ngang sườn núi ven thành phố, vào những ngày trời ít sương mù, có thể  nhìn thấy những mái nhà của làng phong Quy Hòa lô  xô ven biển. Con đường dốc đổ xuống nơi thi sỹ Hàn Mặc Tử sống những ngày cuối đời hơn nửa thế kỷ trước, lượn quanh co, vắng heo hút. Xung quanh ba bề là núi, ôm chặt thung lũng xanh, hình nửa vầng trăng. Phía sau lưng, tức là phía Nam, núi xanh dựng thành, nơi cao nơi thấp và từng lớp từng lớp chạy ven theo biển cho tới Quy Hòa. Phía trước mặt và phía Đông, biển Quy Nhơn bát ngát và  vũng Thị Nại láng lai.
Thành phố Quy Nhơn nằm trên lưỡi cát vàng chạy dài ra biển, cửa nhà  chen chúc dưới bóng phi lao và đường sá dọc ngang, suốt ngày người qua kẻ lại… Xiên xiên phía Tây Bắc, núi Đèo Son đứng sững ngó vào lăng. Và phía Tây cửa nhà san sát, rồi non chạy từng dãy ngoài xa xa.
Thi sĩ Hàn Mặc Tử,  đã có một quãng đời với Qui Hòa. Ghềnh Ráng là  nơi núi choài chân khỏa sóng, cuối dải cát vàng của bãi biển Quy Nhơn. Nơi đây, vị hoàng đế Bảo  Ðại đã chọn xây lầu thưởng ngoạn và sửa sang bãi tắm cho hoàng hậu. Biển xanh sóng trắng, vỗ âm  điệu đại dương, cho những rặng liễu trăm tuổi, hát giọng trầm hoang dã, khiến những ai nặng lòng tục lụy đến đây, cũng được thanh thoát lên tiên.Ðiều kỳ thú là trên nền lầu của vị vua xưa, mộ Hàn Mặc Tử lại được "lên ngôi" sau lần cải táng. Nơi Hàn Mặc Tử đang yên nghỉ  có tên là "đồi Thi Nhân", danh em văn nghệ  sĩ Quy Nhơn đặt cho từ năm 1985. Dốc lên mộ  ở "đồi Thi Nhân" mang tên Mộng Cầm, chẳng biết ai là tác giả, hiện nay đã trở nên quen thuộc. mộ nhà thơ không ngày nào vắng người đến viếng, nhất là những người yêu thơ. Nơi  đây còn trở thành nơi chụp ảnh cho những đôi lứa yêu nhau.
Trước và sau năm 1975, mộ nhà thơ nằm trơ trọi bên rào kẽm gai khu thông tin nhà binh. Mười năm trở lại  đây, khi Ghềnh Ráng trở thành di tích danh thắng quốc gia, là địa chỉ du lịch, mộ Hàn Mặc Tử  đã được trùng tu và ấm khói hương bay. Mộ  xây theo kiểu thức tân thời: nấm mộ hình chữ  nhật nằm trên ba bậc cấp rộng và cao. Trên đầu dựng bia. Trên đầu bia tạc hình Đức Bà Maria đứng nhìn xuống nấm mộ và đưa tay ra như  để đón linh hồn Tử đương quì ở dưới chân.Trên nền mộ cũ, cuối năm 1991, được dựng lên một đài tưởng niệm. Bờ tường bao quanh trước đài nhô lên nửa vầng trăng, trăng trong thơ và  trăng đời hao khuyết của Hàn.
Nếu có dịp đến viếng mộ Hàn Mặc Tử, các bạn nên đi vào buổi mặt trời mới mọc, hoặc vào lúc nắng đã nhạt hơi sương. Ánh hào quang của biển vừa óng ánh vừa mát mẻ,  ánh sáng lộng lẫy của nắng nửa chìm sau núi nửa chiếu lên tầng mây, làm cho quang cảnh của lăng thêm vẻ  cao sang tú mỹ. Chúng ta có thể ngờ rằng cảnh quang vinh của bậc thiên tài sau lúc mãn phần  được thể hiện trên thế giới. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét